Tháng Một 3, 2019

Giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Ở vị trí của một nhà thầu thi công, và đôi khi bạn nhận được phàn nàn từ khách hàng là tầng hầm nhà họ bị thấm nước. Đây không còn là một vấn đề đơn giản. Lúc này chống thấm tầng hầm không còn đơn giản.

Bản thân thầu thi công đã thực hiện mọi biện pháp có thể trước khi lấp đất hố móng. Nhưng nếu không thi công chống thấm đúng kỹ thuật thì cũng không loại bỏ được khả năng nhận được vấn đề phát sinh này. Điều hiển nhiên là một giải pháp chống thấm hiệu quả cho tầng hầm cần chi phí đầu tư ban đầu cao.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào 3 thành phần  chính làm nên một giải pháp chống thấm hiệu quả cho kết cấu ngầm. Đó là:
lớp màng bảo vệ bê tông; tấm thấm hút nước; rãnh thu nước.

1. Lớp chống thấm đầu tiên

Theo thứ tự từ phần kết cấu trở đi, lớp chống thấm đầu tiên là các vật liệu chống thấm được áp lên bề mặt tường tầng hầm. Lớp chống thấm này có thể là lớp phủ dạng chất lỏng hoặc màng chống thấm dạng kết dính (bóc – dán).

Bước đầu tiên khi phủ vật liệu chống thấm là kiểm tra bề mặt của tường để lấp đầy mọi chỗ khuyết lớn bằng vữa xây.

Trám bít khuyết tật của tường

Màng chống thấm dạng lỏng

Các loại vật liệu dạng lỏng thế hệ tân tiến hơn trước sử dụng SBR ( cao su styrene-butadiene – cao su tổng hợp). Loại vật liệu này được thiết kế chuyên biệt cho bê tông chống thấm. Loại cao su này mang đúng nghĩa chống thấm vì đặc tính hoàn toàn không hòa tan trong nước và có thể chịu được áp lực thủy tĩnh.

Vật liệu chống thấm này được sử dụng dưới dạng phun. Chất lỏng phun lên bề mặt bê tông tạo ra lớp màn chống thấm liên tục và đồng nhất. Tại các vị trí quan trọng chẳng hạn như: vùng chuyển tiếp giữa móng và tường hầm, góc bên trong hoặc lỗ xuyên đường ống, vật liệu dạng lỏng tỏ ra đặc biệt hiệu quả. Khi phun lên các bề mặt có nhiều biến dạng cũng không cần nhiều công sức chuẩn bị hay kỹ thuật thi công phức tạp.

Lỗ xuyên qua tường là vị trí quan trọng cần lưu ý

Lỗ xuyên tường cần chú ý

Mối nối giữa phần móng và tường hầm cần được phủ lớp bịt kín dày. Mối bịt kín cần được thi công kỹ lưỡng để đảm bảo độ bám dính tốt và độ che phủ hoàn toàn.

Lớp màng chống thấm dạng bóc dán

Đây là giải pháp thay thế mang lại hiệu quả tuyệt vời. Để đạt được kết quả tốt nhất, bước đầu sẽ phủ lớp chống thấm này lên gờ ngang khối móng, kéo dài lên tường tầm 30cm để bảo vệ vị trí chỗ nối quan trọng này.

Tấm phủ lên phía trên tường hầm cần được nối chồng bằng lớp chống thấm 40 milimet và rộng tầm 90cm. Hướng thi công tấm phủ trên tường hầm thường theo chiều dọc tường.

Hầu hết các sản phẩm loại bóc dán này được áp dụng cho bê tông cần phủ thêm lớp lót kết dính. Khi lớp lót này đã được phủ lên mặt bê tông, lớp phủ chống dính của tấm chống thấm được bóc ra và phủ tấm chống thấm này lên lớp lót, tạo ra lực dính kết chắc chắn giữa hai bề mặt.

Phía trên lớp chống thấm, có thể phủ thêm một lớp cách nhiệt. Tùy theo từng vùng mà chiều dày lớp cách nhiệt (bọt xốp) có thể khác nhau. Lắp đặt lớp cách nhiệt này có thể dùng chốt neo bằng nhựa. Chốt nhựa này cũng có lớp keo dính kết, giúp bám chặt vào bề mặt các lớp màng phủ trên tường. Sau đó các tấm xốp cách nhiệt được ép lên các chốt neo để cố định.

Thảm thoát nước cũng có thể được lắp đặt theo cách này. Điều quan trọng ở đây là sẽ không có lỗ xuyên nào đi qua lớp chống thấm.

2. Thảm thoát nước

Sau khi đã phủ lớp chống thấm lên phần kết cấu ngầm, hầu hết đơn vị thi công cho rằng công việc đã hoàn tất và chuyển sang công tác lấp đất. Nhưng khi tiến hành như thế, lượng nước trong đất lại được ép sát vào lớp màng chống thấm. Có thể ngay sau đó hoặc sau này sẽ làm phát sinh các khuyết tật và tạo ra vị trí rò rỉ.

Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là đặt một thảm thoát nước cho màng chống thấm. Mục đích chính của thảm thoát nước này là tạo ra khoảng hở là gì? Là để nước khi chảy xuống móng sẽ gặp khoảng hở này và chảy vào rãnh thoát nước móng. Khoảng hở này làm việc như van giảm áp. Nếu có khoảng hở này chèn vào, áp lực thủy tĩnh khó hình thành và tác dụng vào tường hầm.

Thi công thảm thoát nước

Thảm thoát nước bảo vệ màng chống thấm khỏi đá hay nền đường hoặc bất kì loại vật liệu lấp đầy nào.

Thảm thoát nước lắp theo phương đứng và được phủ trên lớp cách nhiệt bằng cách sử dụng các chốt neo.

3. Rãnh thoát nước

Bất kỳ hệ chống thấm cho kết cấu ngầm nào đều nhằm bảo vệ kết cấu khỏi sự tác động của nước và làm giảm áp lực thủy tĩnh. Yếu tố này cần thành phần thứ ba, đặc biệt quan trọng, chính là đường dẫn nước thoát ra.

Thường thì hệ thống rãnh ngầm (French drain) được dùng và đã rất phổ biến cho các công trình trong thời gian lâu dài. Hệ thống rãnh ngầm này bao gồm 1 ống dẫn nước nằm trong rãnh đệm bằng đá. Đường ống dẫn thường dùng loại 10cm với chiều dày thành ống khoảng 6mm. Ống có chiều dày nhỏ hơn thường không đảm bảo khả năng chịu lực, ống kim loại mạ thường không hiệu quả, vì thế nên dùng loại ống PVC có chiều dày thành lớn hơn.

Ở đây, hệ thống thoát nước ngầm này được cải tiến hơn, sử dụng hai ống dẫn với ống thông hơi được lắp đặt tại mỗi góc tường. Nếu có vấn đề phát sinh, các ống thông hơn này được dùng để thực hiện công tác làm thông đường ống

Trên ống có các lỗ được khoan sẵn và lỗ khoan hướng xuống. Chung quanh ống thoát được chôn trong lớp sỏi thô hoặc đá lọc. Lớp đá sỏi bao quanh ống này cần được tách khỏi lớp đất nền chung quanh bằng lớp vải lọc để ngăn hạt đất chen vào trong lớp đá sỏi.

Trong nhiều công trình, một hệ thống thoát nước thứ hai được thi công ở mặt trong của tường hầm. Hệ thoát nước trong và ngoài tường hầm được đấu nối với nhau bằng hệ thống ống phụ, cách khoảng 2.5m đến 3m. Hệ thống này giúp đảm bảo nước được thoát xuyên suốt dù cho đường ống có phát sinh vấn đề cục bộ thì nước vẫn có thể thoát ra.

Ở các công trình xây dựng nơi có độ dốc tự nhiên, nước thoát thường được dẫn ra hệ thống thoát nước lộ thiên, nhưng trong đa số trường hợp, nước được dẫn vào một hố bơm. Hố bơm này thường không hiệu quả khi có mưa lớn kéo dài, hoặc khi mất điện. Hệ thống này thường đi kèm một hệ thống dự phòng gồm một bơm thứ hai và được kết nối vào nguồn điện dự phòng.

Kết Luận

Giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả gồm nhiều sản phẩm hợp thành, đó là một hệ thống với ba thành phần chủ yếu: lớp màng bảo vệ bê tông; tấm thấm hút nước nhằm làm giảm áp lực thủy tĩnh và cho phép nước thoát xuống thay vì thấm vào trong; một rãnh thu nước ngầm ở cao độ móng để dẫn nước ra rãnh thu nước hở hoặc ra bơm hố thu.

Bạn có thể chỉ làm 1 lớp chống thấm cho bê tông. Nhưng nếu so sánh với việc phải tiến hành thi công sửa chữa, đào hết đất ra, khắc phụ sự cố thì chi phí bỏ ra ban đầu ấy thật sự quá hời.

Nếu xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong tầng hầm thì bạn nên chú ý vấn đề chống thấm hơn nữa.


Nếu không bỏ ra chi phí ban đầu để thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì hậu quả sẽ là gì? Đối với nhà thầu, thì bên cạnh chi phí sửa chữa chống thấm cao, còn bị mất đi danh tiếng trong giới thi công và cả cảm giác khó xử khi đứng trước khách hàng.

Kết Nối Với Chúng Tôi Trên Mạng Xã Hội

Kết nối Tri Thức

Chúng tôi mong muốn chia sẻ kiến thức và kết nối tri thức Việt Nam và thế giới
Kết Nối Ngay

Bước Chuyển Nghề Nghiệp

Giải pháp làm việc và kinh doanh để thích ứng với thời đại khủng hoảng kinh tế.
Kết Nối Facebook