Tháng Bảy 7, 2018

5 Cách Chống Thấm Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Hiện tượng thấm và cách chống thấm thường được quan tâm bởi các chủ nhà, chủ đầu tư. Vấn đề về thấm trong công trình của bạn không gây nguy hiểm nhiều, nhưng có thể gây ra cảm xúc khó chịu cho bạn. Nếu nhà bạn đã từng gặp vấn về thấm thì bạn sẽ cảm thấy mức độ khó chịu ra sao.

Chống thấm cho các công trình thường được thực hiện ở vị trí như tầng hầm, tường, nhà vệ sinh, sân thượng, sàn mái, ban công, bể nước và hồ bơi.

Các kỹ thuật chống thấm cho công trình

Các kỹ thuật chống thấm sau thường được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng:

  1. Xi măng chống thấm
  2. Sơn chống thấm dạng lỏng
  3. Lớp phủ Bitum chống thấm
  4. Màng Bitum chống thấm
  5. Màng chống thấm PU

Kỹ thuật dùng xi măng chống thấm

Dùng xi măng chống thấm là kỹ thuật chống thấm dễ nhất trong xây dựng. Các vật liệu xi măng chống thấm dễ dàng mua được từ các nhà cung cấp vật liệu xây d ựng. Chúng được trộn và sử dụng dễ dàng.

Xi măng chống thấm
Xi măng chống thấm

Kỹ thuật này thường được sử dụng trong các khu vực ẩm ướt bên trong như nhà vệ sinh. Kỹ thuật này thường dùng loại xi măng chống thấm dạng cứng, hoặc loại nữa cứng (có độ biến dạng nhất định), nó không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thời tiết bên ngoài.

Ứng dụng xi măng chống thấm

Xi măng chống thấm thường được sử dụng cho các loại kết cấu sau:

Sơn chống thấm dạng lỏng

Màng chống thấm dạng lỏng là lớp phủ mỏng, thường bao gồm một lớp sơn lót, hai lớp phủ chống thấm bên trên. Các lớp sơn chống thấm thường được thực hiện bằng phun, lăn hoặc dùng dụng cụ cầm tay - bay.

Sơn chống thấm
Sơn chống thấm dạng lỏng

Các lớp sơn chống thấm sau khi khô sẽ tạo thành lớp phủ cao su trên tường, sàn. Tính co giãn của lớp phủ này có thể lên tới 280%. Độ bền của lớp phủ chống thấm phụ thuộc vào loại polyme mà nhà sản xuất sử dụng để làm sơn chống thấm.

Trên thị trường hiện nay có nhiều dạng sơn chống thấm dạng lỏng được sản xuất theo các cấp độ khác nhau, phù hợp với từng kỹ thuật thi công như: phun, lăn, hoặc trát.

Lớp phủ Bitum chống thấm

Lớp phủ bitum được sử dụng để chống thấm, đồng thời cũng là lớp phủ bảo vệ. Tùy theo công thức và cấp độ của thành phần polyme, mà nó được sử dụng với các mục đích khác nhau. Thành phần polyme và thành phần chất xở tăng cường có thể ảnh hưởng đến sự co giản linh hoạt và bảo vệ chống nước của nó.

Lớp phủ bitum cũng được gọi là lớp phủ nhựa đường. Các ứng dụng phổ biến nhất của lớp phủ bitum là dùng tại vị trí bên dưới lớp vữa láng. Nó là lớp phủ bảo vệ tuyệt vời và chống thấm tốt, đặc biệt trên các bề mặt như nền móng bê tông cốt thép.

Lớp phủ bitum chống thấm
Lớp phủ bitum chống thấm

Lớp phủ bitum không phù hợp để phơi sáng dưới ánh nắng mặt trời. Nó trở nên rất giòn và dễ vỡ khi tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời, trừ khi nó được cải tiến bằng  các vật liệu mềm dẻo hơn như các loại PU (polyurethane) hoặc acrylic gốc polyme.

Tính dẻo của sản phẩm bitum hoàn chỉnh luôn phụ thuộc vào hàm lượng chất rắn của polyme được thêm vào bitum.

Màng Bitum chống thấm

Màng bitum chống thấm là một phương pháp phổ biến được sử dụng cho mái dốc thấp, hiệu quả đã được chính minh trong thực tế. Màng chống thấm bitum bao gồm 2 loại: màng tự dính và màng khò.

Màng bitum chống thấm
Màng bitum chống thấm

Màng chống thấm tự dính bao g  ồm các hợp chất: nhựa đường, polyme và phụ gia; ngoài ra một số loại nhựa và dầu có thể được thêm vào để cải thiện các đặc tính bám dính. Loại tự dính có thời hạn sử dụng ngắn vì tính chất liên kết dính của màng giảm theo thời gian.

Màn khò có loại tiếp xúc và loại che phủ. Màn khò tiếp xúc thường có cột liệu dạng hạt khoáng để chịu được hao mòn của thời tiết. Để hiệu quả chống thấm được lâu bền, bạn nên trát thêm một lớp vữa bảo vệ để tránh thủng màng.

Màng bitum chống thấm dạng khò
Màng bitum chống thấm dạng khò

Màng chống thấm PU

Kỹ thuật chống thấm bằng màng chống thấm PU được sử dụng cho khu vực mái bằng phẳng và tiếp xúc với thời tiết. Kỹ thuật chống thấm này tương đối đắt tiền.

Màng chống thấm PU
Màng chống thấm PU

Màng chống thấm PU có thể cho bạn sự dẻo dai cao hơn. PU rất nhạy với độ ẩm, do đó trước khi sử dụng, bạn phải đánh giá độ ẩm của sàn bê tông, nếu không sẽ có hiện hiện lột và bong tróc sau một thời gian.

Kết luận

Do công nghệ vật liệu xây dựng ngày càng phát triển, nên hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại vật liệu chống thấm. Bên cạnh những kỹ thuật chống thấm và vật liệu chống thấm được trình bày ở trên, còn có nhiều loại vật liệu khác như: màng chống thấm hdpe, vật liệu chống thấm flinkote, phụ gia chống thấm cho bê tông, các loại keo chống thấm. Các hãng sản xuất các hóa chất chống thấm, sơn chống thấm nổi tiếng hiện nay như là: Sika, Kova, Dulux, Intoc...Cách tốt nhất để bạn chống thấm là thực hiện ngay từ đầu. Chúng ta đều biết “Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Do đó bạn nên giám sát chất lượng chống thấm kỹ càng khi đang thi công. Trong trường hợp hiện tượng thấm đã xảy ra với bạn khi đang sử dụng công trình, thì vẫn có nhiều cách khắc phục. Bạn có thể thử áp dụng vài kỹ thuật như giới thiệu trên đây. Nếu bạn muốn giao phó việc này thì nên tìm một công ty chống thấm chuyên nghiệp.

Kết Nối Với Chúng Tôi Trên Mạng Xã Hội

Kết nối Tri Thức

Chúng tôi mong muốn chia sẻ kiến thức và kết nối tri thức Việt Nam và thế giới
Kết Nối Ngay

Bước Chuyển Nghề Nghiệp

Giải pháp làm việc và kinh doanh để thích ứng với thời đại khủng hoảng kinh tế.
Kết Nối Facebook